SỬ DỤNG PICK TO LIGHT HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM
24/02/2024
Ứng dụng Pick To Light có đồng nghĩa với việc phải áp dụng cho tất cả vị trí hay không vì chi phí như vậy sẽ quá cao. Pick To Light có thể ứng dụng song song với các giải pháp nhặt hàng hiện hữu trong kho hay không?
Đây có lẽ cũng là một trong những câu hỏi thường thấy nhất và cũng là một trong những băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi nghĩ về việc ứng dụng Pick To Light.
Trên thực tế, Pick To Light dù phổ biến như vậy trên toàn cầu, nhưng kể cả những tập đoàn lớn nhất toàn cầu cũng có nhiều sự cân nhắc trong việc áp dụng toàn bộ Pick To Light cho cả nhà kho của họ. Đơn giản là vì kinh phí cao, tuy nhiên mật độ nhập xuất của các mã hàng trong kho là hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy mà trong logistics chúng ta luôn nghe đến các cụm từ như Moving rank ABCD, hoặc là Fast Moving products, Slow moving products.
Moving rank ABCD có thể được hiểu một cách đơn giản đó chính là các xếp bậc về mặt tần suất ra vào của các mã hàng khác nhau. Các mã hàng được xếp hạng A thường là các mặt hàng Fast Moving, nghĩa là chúng là các sản phẩm lúc nào cũng hot, thường xuyên được sales, thường xuyên “cháy” hàng nên mật độ nhập xuất là cực kì lớn. Với logic tương tự, các mã hàng C hoặc D thường được gọi là Slow moving với tần suất ra vào ít hơn và có thời gian lưu trữ lâu hơn.
Vậy thì Pick To Light sẽ thông thường được áp dụng với các mã hàng nào?
Để trả lời câu hỏi đó chúng ta lại phải quay ngược lại 2 lợi ích chính mà Pick To Light mang lại: Tốc độ, và độ chính xác vượt trội hơn. Vì lẽ đó mà Pick To Light thường xuyên được sử dụng với các mã hàng Moving Rank A, B, hay còn gọi là Fast moving. Và trong các kho hàng thì sẽ chỉ thông thường có một lượng tương đối mã hàng theo chuẩn A hoặc B nên việc ứng dụng Pick To Light cho toàn bộ mã hàng là không cần thiết.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các hệ thống kết hợp giữa Pick To Light và các hình thức picking khác, phổ biến nhất là picking bằng Handheld/Handy terminal/PDA. Tuy nhiên, để hai hệ thống này hoạt động một cách mượt mà với nhau, việc tích hợp hai hệ thống điều khiển: Pick To Light software và Handheld software là cần thiết.
Tùy theo mỗi yêu cầu, dự toán thì cách kết hợp hai giải pháp này sẽ khác nhau. Chính vì vậy sẽ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể chia sẻ cụ thể hơn các thông tin về kho hàng cũng như cấu trúc của hệ thống hiện tại.
Trên thực tế, Pick To Light dù phổ biến như vậy trên toàn cầu, nhưng kể cả những tập đoàn lớn nhất toàn cầu cũng có nhiều sự cân nhắc trong việc áp dụng toàn bộ Pick To Light cho cả nhà kho của họ. Đơn giản là vì kinh phí cao, tuy nhiên mật độ nhập xuất của các mã hàng trong kho là hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy mà trong logistics chúng ta luôn nghe đến các cụm từ như Moving rank ABCD, hoặc là Fast Moving products, Slow moving products.
Moving rank ABCD có thể được hiểu một cách đơn giản đó chính là các xếp bậc về mặt tần suất ra vào của các mã hàng khác nhau. Các mã hàng được xếp hạng A thường là các mặt hàng Fast Moving, nghĩa là chúng là các sản phẩm lúc nào cũng hot, thường xuyên được sales, thường xuyên “cháy” hàng nên mật độ nhập xuất là cực kì lớn. Với logic tương tự, các mã hàng C hoặc D thường được gọi là Slow moving với tần suất ra vào ít hơn và có thời gian lưu trữ lâu hơn.
Vậy thì Pick To Light sẽ thông thường được áp dụng với các mã hàng nào?
Để trả lời câu hỏi đó chúng ta lại phải quay ngược lại 2 lợi ích chính mà Pick To Light mang lại: Tốc độ, và độ chính xác vượt trội hơn. Vì lẽ đó mà Pick To Light thường xuyên được sử dụng với các mã hàng Moving Rank A, B, hay còn gọi là Fast moving. Và trong các kho hàng thì sẽ chỉ thông thường có một lượng tương đối mã hàng theo chuẩn A hoặc B nên việc ứng dụng Pick To Light cho toàn bộ mã hàng là không cần thiết.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các hệ thống kết hợp giữa Pick To Light và các hình thức picking khác, phổ biến nhất là picking bằng Handheld/Handy terminal/PDA. Tuy nhiên, để hai hệ thống này hoạt động một cách mượt mà với nhau, việc tích hợp hai hệ thống điều khiển: Pick To Light software và Handheld software là cần thiết.
Tùy theo mỗi yêu cầu, dự toán thì cách kết hợp hai giải pháp này sẽ khác nhau. Chính vì vậy sẽ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể chia sẻ cụ thể hơn các thông tin về kho hàng cũng như cấu trúc của hệ thống hiện tại.
Tin tức khác?
5 LÍ DO ROBOT FOUR WAYS SHUTTLE PALLET PHÙ HỢP CHO KHO HÀNG VỪA VÀ NHỎ
Robot kho hàng Four ways shuttle đang ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh...
HỆ THỐNG XE THOI ĐƯA ĐÓN 4 CHIỀU (FOUR WAY SHUTTLE SYSTEM)
Xe thoi đưa đón 4 chiều được hiểu là một thiết bị xử lý vật liệu cho kho hàng...
PICK TO LIGHT, PUT TO LIGHT VÀ PUT TO WALL KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO
Về mặt lý thuyết, Pick To Light và Put To Light là hai giải pháp hoàn toàn riêng...